Luật bóng đá 7 người được quy định như thế nào? Trang Thể Thao

Bóng đá 7 người là một trong những hình thức đá bóng không còn quá xa lạ đối với những người đam mê bộ môn này. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người cảm thấy thắc mắc vì họ chỉ thường thấy những trận bóng mỗi đội có 11 người. Để hiểu một cách chi tiết hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bóng đá 7 người có những quy định gì?
Bóng đá 7 người có những quy định gì?

1. Bóng đá 7 người có những quy định gì?

1.1 Quy định đá bóng 7 người

Bóng đá 7 người sẽ căn cứ vào Luật III Quyết định 492/QĐ-UBTDTT của năm 2001, có quy định cụ thể như sau:

  1. Trong một trận bóng đá gồm có 2 đội. Mỗi đội có tối đa 7 người trong đó bao gồm 1 thủ môn.
  2. Bắt đầu trận đấu, đội bóng cần phải có ít nhất 6 người.
  3. Bất kể cầu thủ nào nằm ở tuyến trên cũng có thể đổi vị trí của thủ môn. Nhưng phải thực hiện khi bóng ngoài cuộc và bắt buộc thông báo cho trọng tài biết.
  4. Quy định khi muốn thay thế cầu thủ:
  • Mỗi trận đấu, đội bóng chỉ được phép đăng ký tối đa 7 cầu thủ tham gia đội hình dự bị.
  • Trong một trận, đội bóng chỉ được phép thay thế 7 cầu thủ dự bị ở bất kỳ vị trí và thời gian nào. Cầu thủ đã thay ra khỏi sân, và không được phép trở lại sân thi đấu nữa.
  • Muốn thay thế cầu thủ bắt buộc phải thông báo với trọng tài và chỉ được thực hiện khi bóng ngoài cuộc. Tại đường giới hạn nửa sân cắt đường biên dọc.
  • Cầu thủ dự bị sẽ chỉ được vào sân khi cầu thủ được thay ra khỏi sân. Cầu thủ dự bị khi bước vào sân thì mới tính là đã trở thành cầu thủ chính thức.
Quy định đá bóng 7 người
Quy định đá bóng 7 người

1.2 Cách xử phạt

  1. Trận đấu bóng đá 7 người vẫn sẽ được tiếp tục nếu như có cầu thủ vi phạm mục (3). Tuy nhiên khi bóng ngoài cuộc, thì lập tức những cầu thủ vi phạm sẽ bị cảnh cáo.
  2. Nếu như cầu thủ dự bị vào sân mà không có sự cho phép của trọng tài, trận đấu bóng đá 7 người bắt buộc phải dừng lại. Cầu thủ đó sẽ bị cảnh cáo cũng như được mời ra khỏi sân hoặc truất quyền thi đấu tùy vào từng trường hợp. Trận đấu bóng đá 7 người sẽ lại được tiếp tục bằng quả “thả bóng chạm đất”  ngay tại điểm có bóng khi trận đấu phải dừng lại. Nhưng nếu ở trong khu vực cầu môn thì quả “thả bóng chạm đất” sẽ được thực hiện ở điểm trên vạch khu cầu môn song song với đường biên ngang nơi ở gần vị trí bóng dừng nhất.
  3. Những vi phạm khác trong điều luật này, cầu thủ sẽ trực tiếp bị cảnh cáo. Trường hợp nếu trọng tài dừng trận đấu để cảnh cáo, thì trận đấu sẽ được tiếp tục lại bằng quả phạt trực tiếp đội có cầu thủ phạm lỗi tại chỗ bóng dừng. Người chơi cần lưu ý những quy định được đề cập trong Luật XIII.
  4. Nếu như điều lệ của giải quy định phải trao danh sách đăng ký của cầu thủ dự bị cho trọng tài trước khi trận đấu bóng đá 7 người bắt đầu. Đội nào vi phạm sẽ không có quyền thay thế cầu thủ dự bị.

Những quyết định thi hành Luật.

  1. Trận đấu bóng đá 7 người phải dừng lập tức khi có đội bóng không còn có đủ 4 cầu thủ.
  2. Cầu thủ đã bị truất quyền thi đấu sau trận đấu đã bắt đầu, thì không được quyền để thay thế cầu thủ dự bị.

⇒⇒⇒ Xem thêm các bài viết liên quan khác tại: Trang Thể Thao

2. Cầu thủ có được nẹp sắt vào chân khi tham gia đá bóng 7 người không?

Cầu thủ có được nẹp sắt vào chân khi tham gia đá bóng 7 người không?
Cầu thủ có được nẹp sắt vào chân khi tham gia đá bóng 7 người không?

2.1 Quy định về đồng phục trong bóng đá 7 người

Căn cứ vào Luật IV Quyết định 492/QĐ-UBTDTT năm 2001 đã quy định về trang phục cầu thủ tham gia trận đấu như sau:

1.a) Trang phục cơ bản, bắt buộc của một cầu thủ sẽ gồm có: áo, bít tất, quần, bọc ống quyển và giày vải hoặc giày vải đế có thiết kế núm cao su.

  1. b) Cầu thủ không được phép mang bất kỳ vật gì gây nguy hiểm cho những cầu thủ khác.
  2. Bọc ống quyển cần phải được bít tất dài và phủ kín. Nguyên vật liệu của bọc ống quyển thích hợp như: cao su, plastic, chất sáp hoặc chất liệu tương tự, plastic) và có tính năng bảo vệ cao.
  3. Thủ môn cần phải mặc áo khác màu với những cầu thủ khác với trọng tài cũng như thủ môn đội bạn. Cầu thủ của 2 đội cần phải mặc áo có màu khác nhau và khác màu với áo của trọng tài.

2.2 Cách xử phạt khi vi phạm quy định bóng đá 7 người

Bất kỳ cầu thủ nào vi phạm những điều luật này, đều sẽ bị trọng tài mời ra khỏi sân và chỉnh đốn lại trang phục. Ngay sau đó nếu cầu thủ đã điều chỉnh lại tươm tất thì vẫn được tiếp tục thi đấu. Trận đấu sẽ không cần nhất thiết phải dừng lại ngay lập tức nếu có cầu thủ vi phạm điều luật này. Cầu thủ vi phạm Luật IV sẽ bị mời ra sân để chỉnh đốn lại trang phục. Khi bóng ngoài cuộc, và được sự kiểm tra và cho phép của trọng tài, thì cầu thủ đó mới được phép vào sân tiếp tục thi đấu.

2.3 Những quyết định thi hành Luật bóng đá 7 người

  1. Nếu như trọng tài phát hiện có cầu thủ đưa những vật mà Luật cấm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho những cầu thủ khác trong quá trình thi đấu, thì cần yêu cầu họ cởi bỏ. Nếu như họ không thực hiện. Trọng tài có quyền không cho phép cầu thủ đó tham gia thi đấu.
  2. Cầu thủ không được tham gia trận đấu hay bị mời ra khỏi sân nếu như vi phạm Luật IV. Muốn vào sân hoặc trở lại sân thì cần phải đợi bóng ở ngoài cuộc. Sau đó, tiến hành báo cáo. Khi được sự kiểm tra, cho phép của trọng tài.
  3. Cầu thủ sẽ không được tham gia trận đấu hay bị buộc phải rời khỏi sân khi vi phạm Luật IV, nếu cầu thủ đó tự ý vào sân hoặc trở lại sân, sẽ bị cảnh cáo.

Nếu như trọng tài dừng trận đấu để cảnh cáo, thì trận đấu sẽ tiếp tục bằng quả phạt trực tiếp vì cầu thủ của đội không phạm lỗi thực hiện ở điểm bóng dừng. Do vậy, việc cầu thủ mang hoặc gắn sắp vào chân được xem là vật gây ra nguy hiểm cho cầu thủ khác, nên hành vi này hoàn toàn bị cấm.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp về luật bóng đá 7 người. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm và áp dụng vào luật chơi một cách hiệu quả nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[X]
i9bet 1